Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

5 loại vitamin cơ thể cần trong mùa đông

Thời tiết ảm đạm mùa đông khiến cơ thể bạn không hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, buộc phải bổ sung từ các nguồn khác...

Việc hấp thu các loại dưỡng chất thiết yếu dưới đây sẽ giúp bạn có sức khỏe trong mùa đông.

1. Vitamin C
Mùa đông đến đánh dấu sự xuất hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, ho, sốt và cúm. Vitamin C được biết đến là tăng cường hệ miễn dịch vì về bản chất nó là một chất chống oxy hóa. Vitamin C cũng rất có lợi cho sự tái tạo da nhờ có thuộc tính tăng cường collagen. Nó cũng giúp làm sáng da.
Vitamin-C-3473-1418120899.jpg
Ảnh: drugfreedoctor.
Tiến sĩ Amrapali Patil cho biết ở nhiều nơi, bổ sung thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi mùa đông khắc nghiệt, vì vậy, việc hấp thu sắt có thể bị giảm đi. Sắt được hấp thụ tối đa trong vitamin C, do vậy vitamin này cũng giúp duy trì hàm lượng sắt trong máu.
Vitamin C có thể được tìm thấy ở một số loại quả như cam, chanh ngọt, chanh cũng như quả chà là và các loại rau như rau dền. Ngày nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng sử dụng các viên bổ sung vitamin C.
2. Vitamin D
Vitamin là cần thiết quanh năm, nhưng thời tiết ảm đạm và nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông khiến cho việc hấp thu loại vitamin này trở nên cần thiết hơn. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Neeraj Gandhi giải thích: “Việc đi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một khoảng thời gian nào đó trong ngày là rất quan trọng. Xương bị ảnh hưởng nhiều trong mùa đông, nhiều người bị đau khớp nặng hơn trong mùa này. Việc hấp thu lượng lớn vitamin D rất có lợi”.
Tiến sĩ Patil bổ sung: “Một người dưới 70 tuổi nên hấp thu 600 đơn vị quốc tế (IU) ánh sáng mặt trời, cũng được gọi là lượng cần thiết hàng ngày. Vì vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút vào sáng sớm là rất quan trọng”.
Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D lớn nhất. Chúng ta nên đi ra ngoài để nhận được liều thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ nguồn vitamin D tự nhiên này thì có thể bổ sung thêm từ các loại sữa và ngũ cốc có chứa vitamin D trên thị trường.
3. Vitamin E
Loại vitamin này giúp tái tạo da nhờ thuộc tính dưỡng ẩm. Da thường bị bong tróc trong mùa đông, vì vậy, hấp thu loại vitamin này là rất quan trọng. Vitamin E có thể được tìm thấy ở thịt, cá cũng như các loại rau như rau bina, súp lơ xanh …Các loại hạt cũng như quả me là nguồn vitamin E đặc biệt phong phú.
4. Vitamin B tổng hợp
Toàn bộ nhóm vitamin B từ B1 tới B12 là rất cần thiết trong mùa đông. Ví dụ, vitamin B6 (pyridoxin) giúp da mịn màng trong khi B2 (Riboflavin) giúp chữa viêm mép, hiện tượng nẻ bong da môi hoặc góc miệng. B1(Thiamine) giúp chữa da bị bong vảy. Trong khi các loại vitamin khác như A, D và E hòa tan trong chất béo, thì toàn bộ vitamin nhóm B hòa tan trong nước.
Vitamin B tổng hợp có thể được tìm thấy trong trứng, rau lá xanh, gan gà, cá…
5. Omega-3
Không phải là một loại vitamin, nhưng omega-3 có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong mùa đông. Axít béo Omega-3 duy trì hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nhiều người bị đau khớp trong mùa đông. Omega-3 làm giảm đáng kể độ cứng và đau khớp, vốn là các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Trên thực tế, omega-3 cũng giúp xương chắc khỏe bằng cách tăng hàm lượng canxi trong cơ thể.
Hạt lanh là nguồn axít béo omega-3 rất phong phú bên cạnh quả óc chó, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu...
Hải Ngân (Theo Timesofindia
)

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Giải độc cơ thể bằng sinh tố dưa leo bạc hà

Sinh tố dưa leo bạc hà và chanh tươi được chứng minh giúp giải độc cơ thể hiệu quả.




749573573-duong-da-trang-hong1-3196-1416
Sinh tố làm từ dưa leo và bạc hà nguyên chất giúp thanh lọc cơ thể. Ảnh: Tổ Ấm Việt.
Các bác sĩ trên trang Health khuyên mọi người hãy thải độc cơ thể mỗi tuần một lần với món sinh tố làm từ dưa leo, bạc hà, chanh tươi rất tốt cho sức khỏe:
Nguyên liệu cho 2 người gồm:
- 3 trái dưa leo (dưa chuột).
- 1 trái chanh.
- 1/4 cốc lá bạc hà.
- 1/4 cốc hạt thông.
- 4 cốc nước lọc.
- 2 muỗng canh dầu oliu.
- 1 muỗng cà phê muối biển (có bán ở siêu thị và nhà thuốc).

Cách làm:
- Dưa leo rửa sạch, gọt bỏ vỏ và hạt.
- Chanh gọt bỏ lớp vỏ đắng bên ngoài.
- Cho các nguyên liệu (trừ lá bạc hà) vào xay nhuyễn.
- Xay 3 phút mới cho lá bạc hà vào xay thêm khoảng 20 giây rồi tắt máy.
Đổ sinh tố vào ly, đặt trong ngăn tủ lạnh cho mát rồi uống sẽ ngon hơn.

Theo Thụy Ân - VnExpress

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Những thói quen uống nước có hại cho sức khỏe, bạn NÊN biết !


Nhiều người thường nghĩ rằng uống nước càng nhiều càng tốt, nhưng sự thật không phải vậy. Việc cung cấp nước cho cơ thể không đúng thời điểm cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây là những trường hợp uống nước bạn nên tránh.

1. Chỉ uống khi khát
Đây là thói quen của hầu hết mọi người và phải điều chỉnh ngay lập tức. Vì chỉ uống nước khi khát sẽ làm cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết. Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể.

2. Uống nhiều nước sau vận động
Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Do đó hãy nghỉ ngơi một chút rồi hãy uống nước để bù đắp lượng nước đã “biến mất” thông qua mồ hôi.



3. Uống nước ngọt thay nước lọc
Nước ngọt tuy ngon miệng và có tác dụng “đã khát” cấp tốc. Tuy nhiên không nên dùng loại đồ uống này nhiều và lâu dài. Vì chúng chứa nhiều chất bảo quản cũng như các loại hóa chất không tốt cho sức khỏe.

4. Trước khi đi ngủ không uống nước
Giấc ngủ dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước nếu không cung cấp đủ lượng cần thiết trước đó. Đặc biệt quá trình lưu thông của máu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó nên tạo cho mình thói quen uống nước trước khi leo lên giường ngủ. Đồng thời sau khi ngủ dậy cũng nên “nạp” thêm nước cho cơ thể giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.

5. “Nạp” quá nhiều nước
Đừng cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt. Khi thận không bài tiết kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng gây ra tình trạng hạ natri máu. Bên cạnh đó, lượng “nước thừa” còn gây hại cho tim và cơ quan nội tiết.

Nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể


6. Nước đun lại nhiều lần
Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm tăng nồng độ nitrat và kim loại nặng. Nếu uống nước này thường xuyên sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở...

7. Uống nước trong lúc ăn
Hệ tiêu hóa sẽ bị “đe dọa”, nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.

Không nên vừa ăn vừa uống nước


8. Uống nước dồn dập
Các chuyên gia khuyên rằng nên uống nước chậm rãi với từng ngụm nhỏ. Cách uống nước ừng ừng, dồn dập khi khát sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta.

9. Uống nước quá lạnh
Uống nước quá lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại. Khi đó sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của hai cơ quan này dẫn đến cơ thể dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.


-internet-